Theo Hermeus, Quarterhorse Mk1 là một bước tiến hướng tới mục tiêu dài hạn của công ty: Chế tạo máy bay siêu vượt âm (nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên) đầu tiên có thể tái sử dụng.
Quarterhorse Mk1 sẽ là máy bay đầu tiên do Hermeus sản xuất bay lên bầu trời. Các chuyến bay thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng cất cánh tốc độ cao và hạ cánh dự kiến diễn ra tại Căn cứ Không quân Edwards cuối năm nay. Công ty đang hợp tác với Đơn vị Đổi mới Quốc phòng (DIU) để chứng minh khả năng di chuyển tốc độ cao thông qua nguyên mẫu máy bay này.
Mk1 là phiên bản thứ hai của máy bay Quarterhorse – nền tảng thử nghiệm tốc độ cao mà Hermeus đang phát triển cho mục tiêu hiện thực hóa chuyến bay gần đạt siêu vượt âm và có thể tái sử dụng vào năm 2026. Công ty đã tiến hành thử nghiệm trên mặt đất với phiên bản trước đó, Quarterhorse Mk0, vào năm ngoái.
Theo AJ Piplica, nhà sáng lập kiêm CEO của Hermeus, họ đã thiết kế và chế tạo Mk1 trong 204 ngày. Piplica cũng cho biết, phiên bản tiếp theo, Quarterhorse Mk2, cũng sẽ được ra mắt. Theo ông, nó sẽ có động cơ còn nhanh hơn và đạt tốc độ Mach 2,5 trở lên (gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh). Mk2 dự kiến trang bị động cơ Pratt & Whitney F100 và bay với tốc độ siêu thanh vào năm 2025.
Hermeus cũng đang phát triển hai loại máy bay siêu vượt âm trên quy mô lớn, Darkhorse và Halcyon. Darkhorse là drone đa nhiệm phục vụ nhu cầu quốc phòng. Trong khi đó, Halcyon là máy bay chở khách, dự kiến có thể hoàn thành chặng New York – London chỉ trong 90 phút.
Piplica cũng cho biết, phiên bản kế nhiệm của động cơ được phát triển thương mại của hãng, Chimera, sẽ trình làng sớm hơn dự kiến. Theo Hermeus, Chimera đang cung cấp năng lượng cho chiếc máy bay Quarterhorse đầu tiên trong khi phiên bản kế nhiệm lớn hơn, Chimera II, sẽ cung cấp năng lượng cho Darkhorse.
Nhà hơi dofin gửi đến bạn đọc